946 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP. HCM
phunsuonghoangoanh.com@gmail.com
Sản phẩm nổi bật Sản phẩm nổi bật

Chính sách

Cách điều chỉnh máy bơm tăng áp 2019 – Phun sương Hoàng Oanh

Hướng dẫn cách điều chỉnh máy bơm tăng áp và cách khắc phục sự cố liên quan

Cách điều chỉnh máy bơm tăng áp như thế nào? Trong bài viết trước, Phun sương Hoàng Oanh chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin liên quan đến máy bơm nước chân không thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn đọc cách điểu chỉnh máy bơm tăng áp.

Đặc biệt, trong tường hợp gia đình bạn sinh sống tại các khu vực có nguồn điện áp yếu, một số sự cố có thể xảy ra với thiết bị máy tăng áp cũng như hệ thống phun sương. Chính vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến những cách điều chỉnh máy bơm tăng áp đơn giản nhằm giúp bạn đọc có khả năng tự sửa chữa máy bơm tại nhà mà không cần đem tới quán sửa chữa. Bạn đọc hãy cũng chúng tôi theo dõi nhé.

Nguyên lý làm việc của rơ le máy bơm tăng áp

Trước khi tìm hiểu về cách điều chỉnh máy bơm tăng áp, bạn đọc hãy cùng Phun sương Hoàng Oanh chúng tôi tìm hiểu về nguyên lý làm việc của rơ le máy bơm tăng áp. Cụ thể, khi mở van xả của máy bơm tăng áp ra, thiết bị máy bơm sẽ hoạt động với nước chảy từ đường hút vào bên tỏng thân máy bơm rồi thoát ra bên ngoài qua đường xả.

Trong khi đó, lúc đóng van xả, nước sẽ không có đường thoát ra. Chính vì vậy, một lực nén lớn trong buồng bơm được tạo ra và chính lực nén trong buồn bơm này tác động vào rơ le áp lực khiến cho hai tiếp điểm dòng điện tách ra. Khi này, máy bơm bị ngắt điện và dừng hoạt động.

Nhằm giữ cho áp lực trong thân máy bơm ổn định, thông thường một bình tích áp sẽ được lắp thêm vào máy. Bình tích áp này có kích thước càng lớn thì sự hoạt động của máy bơm càng ổn định.

Còn trong trường hợp van xả mở, nước sẽ chảy ra và áp lực trong thân máy bơm có thể giảm. Lúc này, tiếp điểm má vít trong rơ le có áp lực nối với nhau khiến ối điện và máy bơm hoạt động.

Một số lỗi cơ bản và cách điều chỉnh máy bơm tăng áp

Phần ống nước ở đầu ra bị rò rỉ

Đây là một lỗi thường gặp của máy bơm tăng áp cũng như thiết bị phun sương. Khi phần ống nước ở đầu ra bị rò rỉ tại một điểm nào đó, người sử dụng cần thay đầu ra của máy bơm với một đoạn ống có van khóa. Trong trường hợp van khóa đóng mở mà máy bơm tăng áp vẫn hoạt động tốt thì có thể suy đoán lỗi do đường ống.

Khi này, ta thay đường ống mà tình trạng vẫn không được cải thiện tức là máy bơm đã hỏng. Người sử dụng nên tiếp tục kiểm tra thân của máy bơm tăng áp bằng cách lau khô thiết bị và kiểm tra lỗ hỏng trên máy bơm.

Van 1 chiều bị hỏng, bị thủng hoặc lắp đặt sai

Trong trường hợp van một chiều của máy bơm tăng áp bị lỗi, ta có thể bắt gặp một số biểu hiện khi sử dụng máy tăng áp như sau.

Nếu máy bơm tăng áp bị giật rất mạnh khi đóng vòi rồi mới ngừng hoạt động thì có thể van một chiều chỉ đã bị rò nhẹ hay bị lắp ngược. Khi này, người sở dụng chỉ cần thay van hoặc lắp van theo chiều đúng là thành công.

Trong tình huống bình áp của máy bơm tăng áp gặp vấn đề như thủng hoặc non hơi thì người sử dụng có thể thay bình áp mới hoặc chỉ cần bơm hơi lại vào bình tùy theo tình huống. Bởi bình áp của máy bơm tăng áp có cấu tạo là một bình vỏ bằng thép chứa bên trong một quả bóng cao su nên nếu lớp vỏ thép hoặc quả bóng cao su của bình áp thủng, người sử dụng cần thay bình mới. Tuy nhiên, nếu thiết bị thiếu hơi vào bình áp với áp lực 1,2kg thì người sử dụng có thể đem ra bơm tại các cửa hàng xe máy.

Công tắc áp lực bị lỗi

Khi công tắc áp lực của máy bơm tăng áp bị lỗi hay kém hiệu quả sau thời gian dài hoạt động, người sử dụng cần mở nắp rơ le cũng vít điều chỉnh áp lực trong rơ le. 

Trong cách điều chỉnh máy bơm tăng áp, nhằm mở nắp rơ le, người sử dụng cần dùng loại tô vít 4 cạnh để mở ốc bên sườn công tắc.

Nhằm điều chỉnh tăng áp lực của rơ le, người sử dụng sẽ dùng tô vít 2 cạnh để điều chỉnh. Thông thường, hướng điều chỉnh là vặn theo chiều kim đồng hồ với mục đích giảm áp lực và hướng vặn ngược chiều kim đồng hồ  với mục đích tăng áp lực.

Những tình huống khi sử dụng vít điều chỉnh áp lực

Trong cách điều chỉnh máy bơm tăng áp bằng vít điều chỉnh áp lực, loại thiết bị này có khả năng điều chỉnh sự tăng hay giảm áp lực bật/tắt của thiết bị máy bơm tăng áp. Cụ thể, nếu người sử dụng vặn vít theo chiều kim đồng hồ và  ngược chiều kim đồng hồ khi sử dụng rơ le của hãng Panasonic, vít điều chỉnh áp lực sẽ nâng miếng thép điều chỉnh lên trên gây giãn lò xo điều chỉnh áp lực. Đồng thời, khi này, cũng với áp lực trong thân máy nhỏ hơn có khả năng dễ dàng khiến rơ le chuyển từ trạng thái tắt sang bật và ngược lại.

Nếu người sử dụng vặn vít theo chiều kim đồng hồ hết cỡ  và ngược lại đối với loại rơ le hãng Panasonic thì lò xo điều chỉnh sẽ giãn ra hết cỡ. Khi đó, một áp lực rất nhỏ cũng có khả năng khiến rơ le mở. Lúc này, máy bơm có khả năng sẽ không chạy cho dù van xả vẫn mở.

Chính khi van xả mở mà máy bơm hoạt động lại xuất hiện hiện tượng rơ le bật tắt liên tục và những tiếng ồn thì có khả năng gây ra do vít điều chỉnh đang tại vị trí trung gian giữa ngưỡng bật - tắt của rơ le máy bơm tăng áp. Để giải quyết hiện tượng này, người sử dụng chỉ cần vặn vít điều chỉnh áp lực ngược chiều kim đồng hồ một chút là máy hoạt động bình thường.

========================================

Trên đây là những kiến thức xoay quanh chủ đề cách điều chỉnh máy bơm tăng áp mà Máy Phun sương chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hi vọng bài viết đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.

Mọi chi tiết xin liên hệ qua địa chỉ Công Ty chúng tôi  theo địa chỉ sau   

           CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN NƯỚC HOÀNG OANH

MST:       0314288050

Địa chỉ:   946 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Điện thoại:  08 66 567 425 - 0931332338

Email:     phunsuonghoangoanh.com@gmail.com
Website: https://phunsuonghoangoanh.com

 
Tin tức
Top 5 hệ thống máy phun sương ống đồng - giải quyết nắng nóng mùa hè 2024

Top 5 hệ thống máy phun sương ống đồng - giải quyết nắng nóng mùa hè 2024

Hệ thống máy phun sương ống đồng làm mát quán cafe, nhà hàng. Làm mát nhanh chóng, không gây nhiểu ướt, hạt sương siêu mịn dể bay hơi. Máy..

Xem thêm

Video
Zalo